ZHONGSIN INTERNATIONAL MUSIC COMPETITION

Cuộc thi Âm nhạc Quốc tế Trung Quốc – Singapore được bảo trợ bởi Hội đồng Nghệ Thuật Quốc gia Singapore và Hiệp hội Âm nhạc Trung Quốc – Singapore.

ZHONGSIN INTERNATIONAL MUSIC COMPETITION xây dựng cầu nối nghệ thuật và sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp cho các nghệ sĩ, thí sinh đến từ khắp nơi trên thế giới. Cuộc thi phát triển với cốt lõi thúc đẩy những thay đổi tích cực trong lĩnh vực biểu diễn & giáo dục âm nhạc.

Được thành lập vào năm 2006, lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2007 , là cuộc thi âm nhạc đầu tiên giành được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO9001 cho “Thành lập, Thực hiện và Quản lý các Hoạt động Văn hóa Nghệ thuật Singapore “. Đến nay, cuộc thi này đã trở thành một trong những cuộc thi chuyên nghiệp và toàn diện nhất Singapore trong 18 năm qua với quy mô lớn bao gồm tất cả các nhạc cụ : piano, violin, cello, guitar, thanh nhạc, trống, nhạc cụ dân tộc, saxophone….

Vòng sơ loại được tổ chức tại Singapore và Trung Quốc tại nhiều tỉnh thành như: Đài Loan, Nam Kinh, Trùng Khánh, Thanh Đảo, …

Các thí sinh tham dự đến từ hơn 20 quốc gia như: Việt Nam, Hoa Kỳ, Thụy Điển, Canada, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Nga,….

Trung bình mỗi năm có hơn 1000 thí sinh đến từ hơn 20 quốc gia và khu vực trên thế giới lọt vào Chung kết. Trong 17 năm qua có tổng cộng hơn 600.000 thí sinh tham gia, trong đó có hơn 10.000 thí sinh tham gia vòng chung kết

THỂ LỆ CHUNG CỦA CUỘC THI

I. Vòng THI KHU VỰC VIỆT NAM

Đơn vị tổ chức

Polaris Art & Music School  <Thêm thông tin>

Thời gian diễn ra

11/11 – 12/11/2023

Hạn đăng ký

07/11/2023

Hình thức thi

Trực tiếp hoặc Online

Lệ phí thi

Cá nhân:  2.000.000 VNĐ/ 1 tiết mục

Nhóm 2-3 thí sinh: 4.000.000 VNĐ /1 tiết mục

Nhóm 4-9 thí sinh: 6.000.000 VNĐ /1 tiết mục

Nhóm 10 thí sinh trở lên: 10.000.000 VNĐ / 1 tiết mục

Địa điểm tổ chức

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, 77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội

Lưu ý: Thí sinh phải tham gia và vượt qua vòng sơ loại để đủ điều kiện đăng ký vòng chung kết tại Singapore.

ĐĂNG KÝ THAM GIA VÒNG THI KHU VỰC VIỆT NAM TẠI ĐÂY

II. Vòng chung kết TẠI SINGAPORE

Vòng chung kết THE 18th ZHONGSIN INTERNATIONAL MUSIC COMPETITION được tổ chức tại Singapore.

Thời gian diễn ra: 30/01 – 03/02/2024

LỊCH TRÌNH

Ngày

Hoạt động

Địa điểm

30/01/2024  

Checkin tại Khách sạn   

Khách sạn 4 sao: Travelodge Harbourfront

Địa chỉ: 50 Telok Blangah Rd, Singapore 098828, Singapore

31/01/2024

Checkin tại địa điểm thi

Tham gia dự thi

Resorts World Sentosa 

Địa chỉ: 8 Sentosa Gateway, Đảo Sentosa 098269, Singapore

01/02/2024

Tham gia dự thi

Resorts World Sentosa 

Địa chỉ: 8 Sentosa Gateway, Đảo Sentosa 098269, Singapore

02/02/2024

Lễ bế mạc

The Star Performing Arts Centre
Địa chỉ: 1 Vista Exchange Green #04-01, Singapore 138617, Singapore

02/02/2024

Buổi hòa nhạc của những chuyên gia trong

hội đồng nghệ thuật cuộc thi ZhongSin     

The Star Performing Arts Centre
Địa chỉ: 1 Vista Exchange Green #04-01, Singapore 138617, Singapore

02/02/2024

Lễ trao giải

The Star Performing Arts Centre
Địa chỉ: 1 Vista Exchange Green #04-01, Singapore 138617, Singapore
 
A. QUY ĐỊNH VÒNG THI CHUNG KẾT.
  1. Thí sinh tham dự chung kết bắt buộc phải thuộc lòng bài thi.
  2. Thí sinh có thể chơi lại bài thi của vòng loại khu vực.
  3. Thí sinh đăng ký 2 bảng thi sẽ thi 1 lần và đánh hết bài 2 bảng.
  4. Bài thi có ký hiệu D.C (Da Capo Al Fine) được phép quay lại, các ký hiệu khác thì không quay lại.
  5. Nếu thí sinh cần dùng đĩa CD (đệm, beat) phải báo ngay từ khi điền form đăng ký.
  6. Ban giám khảo có quyền dừng phần trình diễn của thí sinh hoặc yêu cầu thí sinh trình diễn những đoạn trích cụ thể, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng đến việc chấm điểm.
  7. Quyết định của ban giám khảo là quyết định cuối cùng, thí sinh phải tôn trọng quyết định này.
  8. Thí sinh được giải có nghĩa vụ tham gia lễ trao giải và biểu diễn trong hòa nhạc trao giải nếu ko sẽ bị hủy tư cách nhận giải.
  9. Để đảm bảo các thí sinh không bị phân tâm, không được phép chụp ảnh và quay phim tại cuộc thi. BTC sở hữu bản quyền của tất cả video, âm thanh và hình ảnh được chụp trong thời gian cuộc thi diễn ra và giữ quyền sử dụng hợp pháp đối với video, âm thanh và hình ảnh nói trên.
  10. Các thí sinh tham gia phải tuân thủ quy định trong bản “thỏa thuận tham gia cuộc thi âm nhạc Quốc tế ZhongSin”.
  11. Khi tham gia cuộc thi, nếu thí sinh thực hiện bất kỳ hành động nào trái với quy định hoặc liên quan đến vi phạm đạo đức sẽ bị dừng cuộc thi, bị cảnh cáo, bị trừ điểm hoặc bị loại.
  12. BTC sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ về việc làm thất lạc tài sản cá nhân của thí sinh
  13. Các thí sinh và người nhà đi cùng phải đảm bảo cho thí sinh có thể trạng tốt và không mắc bất kỳ bệnh nào trong quá trình tham gia cuộc thi,  BTC sẽ ko chịu trách nhiệm với bất cứ ai có vấn đề về bệnh tim, tâm ý, cao huyết áp, hen, phổi…
  14. Thí sinh khi tham gia cần được người nhà chuẩn bị sẵn sàng tâm lý dự thi tránh các trường hợp tạo áp lực cho thí sinh, ảnh hưởng đến kết quả thi.
  15. Khi đăng ký, thí sinh bắt buộc phải ký tên để xác nhận.
  16. Trong trường hợp thí sinh không thể tham dự cuộc thi vì những lý do cá nhân BTC sẽ không chịu trách nhiệm
B. QUY CÁCH CHẤM ĐIỂM

Ban giám khảo cuộc thi ZhongSin năm nay gồm những giáo sư đến từ các nhạc viện trên thế giới, cuộc thi sẽ áp dụng hệ thống tính điểm quốc tế theo đúng tiêu chuẩn để đánh giá các thí sinh.

Quy Cách phân loại như sau:

Phạm vi điểm

Phân loại

45.50 – 50

Excellent

40.50 – 45.49

Good

35.50 – 40.49

Fair

30.50 – 35.49

Passable

 

  1. Điểm của mỗi giám khảo cho một thí sinh bao gồm 2 chữ số sau dấu thập phân, không bằng 0.
  2. Điểm cuối cùng sẽ được lấy ra từ điểm cao nhất và thấp nhất và lấy điểm trung bình.
  3. Tất cả các thí sinh bảng thi độc tấu sẽ không được phép nhìn bản nhạc, nếu không sẽ bị trừ 3 điểm.
  4. Giám khảo không được phép chấm điểm chính học sinh của mình.
C . GIẢI THƯỞNG
  1. Bảng chuyên nghiệp (open category, selective category): xếp hạng theo thứ tự cao nhất
  2. Bảng nghiệp dư (Amateur) sẽ được trao giải dựa trên thang điểm.
  3. Thang điểm bảng chuyên nghiệp (open category, selective category):
    • 45,50 – 50 (Giải Nhất)
    • 40,50 – 45,49 (Giải Nhì)
    • 35,50 – 40,49 (Giải Ba)
    • 30,50 – 35,49 (Giải triển vọng)
  4. Thang điểm bảng Nghiệp dư (Amateur)
    • 40,50-50 (Giải Nhất)
    • 35,50-40,49 (Giải Nhì)
    • 30,50-35,49 (Giải Ba)
  5. Chứng nhận:
    • Bảng chuyên nghiệp (open category, selective category): Mỗi nhóm tuổi các giải thưởng sẽ quy định cho các vị trí:  Top 1, Top 2, Top 3, Top 4, Top 5, Top 6. Những thí sinh nằm trong Top 6 sẽ được nhận chứng nhận theo thứ tự được giải, và những thí sinh còn lại sẽ nhận chứng nhận cho giải triển vọng.
    • Bảng nghiệp dư (Amateur) các vị trí Top 1, Top 2, Top 3 sẽ được phân theo số điểm, các thí sinh được giải sẽ được cấp chứng nhận tương ứng với các vị trí đó.
  6. Cúp: Người chiến thắng ở nhóm VII (từ 18 tuổi trở lên) nhóm thi tổng hợp (open category) nhóm chuyên nghiệp sẽ được trao cúp.
  7. Huy chương: Top 1 ở các nhóm khác sẽ nhận được huy chương.
  8. Giải thưởng: Các giải thưởng sau sẽ bao gồm số tiền thưởng 1000 Đô la Singapore:
    • Piano Nhóm VII Mở rộng (open category): thí sinh có số điểm cao nhất.
    • Nhạc cụ dân gian Trung Quốc Nhóm VII Mở rộng (open category): thí sinh nhạc cụ dân gian đạt điểm cao nhất
    • Nhạc cụ bàn phím hiện đại Nhóm VII Hạng mục mở rộng (open category), : đàn accordion, organ điện tử hoặc piano điện tử đạt điểm cao nhất.
    • Nhạc cụ dây Nhóm VII Mở rộng (open category): Nhạc cụ đàn dây đạt điểm cao nhất.
    • Guitar Open Age Category: Thí sinh điểm cao nhất trong bảng Guitar Open Age
    • Nhạc bộ hơi Nhóm VII mở rộng (open category): Thí sinh đạt điểm cao nhất bộ hơi
    • Nhạc bộ gõ Nhóm VII mở rộng (Open Category):  Thí sinh đạt điểm cao nhất bộ gõ
    • Hạng mục mở rộng của Nhóm thanh nhạc VII (nam hoặc nữ đạt điểm cao nhất)
    • Hạng mục sáng tác gốc (người ghi điểm cao nhất ở hạng mục sáng tác gốc)
  • GRAND PRIZE – Giải thưởng lớn của cuộc thi sẽ là 1000 đô la Singapore và thuộc về thí sinh có số điểm cao nhất ở toàn cuộc thi.
  • Giải thưởng đặc biệt trị giá 1000 đô la Singapore để tưởng nhớ Giáo sư Pavel Egorov, cố Chủ tịch Cuộc thi Âm nhạc Quốc tế ZhongSin: Dành cho thí sinh Piano có số điểm cao nhất.

III. Các bảng thi

Piano

 

Nhạc cụ dân tộc Việt Nam, Trung Quốc

Đàn Tranh, Đàn Bầu, Đàn Tỳ Bà, Nhị, Sáo Trúc, Đàn Nguyệt…

Nhạc cụ phím hiện đại

Piano điện tử, Organ điện tử

Bộ nhạc cụ dây

Violin, Viola, Cello, Contrabass Bass

Guitar

Guitar cổ điển, Acoustic & Fingerstyle Guitar

Nhạc cụ bộ hơi

Sáo, Oboe, Clarinet, Bassoon, Saxophone, Horn, Trumpet, Trombone, Recorder

Nhạc cụ bộ gõ

Trống Jazz, World Percussion

Thanh nhạc

Vocal, Pop, Hợp xướng

Sáng tác

Sáng tác tác phẩm

ĐĂNG KÝ THAM GIA VÒNG SƠ LOẠI TẠI ĐÂY

IV. Yêu cầu về độ tuổi & thời lượng bài thi

Nhóm

    Độ tuổi

         Ngày sinh 

Thời lượng tối đa

      (Nhạc cụ)

Thời lượng tối đa

    (Thanh nhạc)

    I

7 tuổi trở xuống

Sinh sau ngày 02/02/2016

         4 phút

          5 phút

   II

8 đến 9 tuổi

Từ 03/02/2014 đến 02/02/2016

         5 phút

          5 phút

   III

10 đến 11 tuổi

Từ 03/02/2012 đến 02/02/2014

         6 phút

          5 phút

   IV

12 đến 13 tuổi

Từ 03/02/2010 đến 02/02/2012

         7 phút

          5 phút

   V

14 đến 15 tuổi

Từ 03/02/2008 đến 02/02/2010

         8 phút

          5 phút

   VI

16 đến 17 tuổi

Từ 03/02/2006 đến 02/02/2008

         9 phút

          5 phút

   VII

18 tuổi trở lên

Sinh trước ngày 03/02/2006

        10 phút

          6 phút

Lưu ý: Các thí sinh lựa chọn 1 tác phẩm dự thi, thời gian biểu diễn tác phẩm không vượt quá thời gian thi tối đa theo độ tuổi.

V. Lựa chọn tác phẩm dự thi

Mỗi bảng sẽ chia thành các nhóm thi dựa trên thời kỳ âm nhạc (tiền cổ điển, cổ điển, lãng mạn, cận đại, hiện đại) và thể loại tác phẩm (phức điệu, sonata, etude…)

A. Piano

  1. Nhóm thi tổng hợp – không phân biệt về thể loại và tác phẩm
  2. Thể loại Phức điệu (Bach là 1 gợi ý)
  3. Thể loại lãng mạn (Chopin, Schubert, Brahms, Liszt…)
  4. Tác phẩm Việt Nam, Trung Quốc tự chọn
  5. Tác phẩm Nga tự chọn (Glinka, Rachmaninov…
  6. Thể loại Sonata tự chọn (không giới hạn tác giả, thời kỳ)
  7. Thể loại Etude tự chọn (không giới hạn tác giả, thời kỳ )
  8. Hòa tấu 4 tay tự chọn (không giới hạn tác giả, thời kỳ )
  9. Nghiệp dư (không giới hạn thể loại tác phẩm bao gồm: Nhạc cổ điển, nhạc Pop, Cover, nhạc phim…)

B. Nhạc cụ dân tộc Việt Nam, Trung Quốc

(Đàn Tranh, Đàn Bầu, Đàn Tỳ Bà, Nhị, Sáo Trúc, Đàn Nguyệt…)

  1. Nhóm thi tổng hợp – không phân biệt về thể loại và tác phẩm
  2. Nhóm nhạc dân tộc
  3. Dàn nhạc dân tộc

C. Accordion

  1. Nhóm thi tổng hợp – không phân biệt về thể loại và tác phẩm
  2. Thể loại Phức điệu (Bach là 1 gợi ý)
  3. Thể loại âm nhạc dân gian tự chọn
  4. Thể loại âm nhạc Pop tự chọn
  5. Hòa tấu 
  6. Độc tấu cùng dàn nhạc

D. Organ điện tử

  1. Nhóm thi tổng hợp – không phân biệt về thể loại và tác phẩm
  2. Độc tấu cùng dàn nhạc
  3. Thể loại âm nhạc dân gian tự chọn
  4. Thể loại âm nhạc Pop tự chọn
  5. Thể loại Phức điệu (Bach là 1 gợi ý)
  6. Nghiệp dư (không giới hạn thể loại tác phẩm bao gồm: Nhạc cổ điển, nhạc Pop, Cover, nhạc phim…)

 

E. Piano điện tử

  1. Nhóm thi tổng hợp – không phân biệt về thể loại và tác phẩm
  2. Nghiệp dư (không giới hạn thể loại tác phẩm bao gồm: Nhạc cổ điển, nhạc Pop, Cover, nhạc phim…)

F. Guitar (Classical Guitar, Acoustic& Fingerstyle Guitar)

  1. Nhóm thi tổng hợp – không phân biệt về thể loại và tác phẩm
  2. Thời ký âm nhạc Phục hưng và thời kì âm nhạc Baroque tự chọn 
  3. Thời kì cổ điển và lãng mạn
  4. Thời kì hiện đại
  5. Nghiệp dư (không giới hạn thể loại tác phẩm bao gồm: Nhạc cổ điển, nhạc Pop, Cover, nhạc phim…)
  6. Nhóm thi tự do (Không giới hạn độ tuổi, lực chọn hai tác phẩm có thời kỳ và phong cách khác nhau. Thời gian quy định không quá 12 phút.

G. Nhạc cụ thuộc các bộ trong dàn nhạc

(Oboe, Flute, Clarinet, Bassoon, Saxophone, Horn, Trumpet, Trombone, Recorder)

  1. Nhóm thi tổng hợp – không phân biệt về thể loại và tác phẩm
  2. Thể loại lãng mạn (Chopin, Schubert, Brahms, Liszt…)
  3. Thể loại âm nhạc dân gian tự chọn
  4. Thể loại Sonata tự chọn (thí sinh có thể chơi 1 chương hoặc trọn vẹn tác phẩm)
  5. Song tấu
  6. Hòa tấu thính phòng
  7. Độc tấu cùng dàn nhạc
  8. Nghiệp dư (không giới hạn thể loại tác phẩm bao gồm: Nhạc cổ điển, nhạc Pop, Cover, nhạc phim…)

H. Nhạc cụ bộ gõ (Trống Jazz, World Percussion)

  1. Nhóm thi tổng hợp – không phân biệt về thể loại và tác phẩm
  2. Nghiệp dư (không giới hạn thể loại tác phẩm bao gồm: Nhạc cổ điển, nhạc Pop, Cover, nhạc phim…)

 

I. Thanh nhạc (Vocal, Pop, Hợp Xướng)

  1. Giọng Nam Bel canto (Giới hạn ở nhóm tuổi VI / VII)
  2. Giọng Nữ Bel canto (Giới hạn ở nhóm tuổi VI / VII)
  3. Giọng Nam trình diễn các tác phẩm  Âm nhạc Việt Nam/ Trung Quốc (Giới hạn VI / VII nhóm tuổi)
  4. Giọng Nữ trình diễn các tác phẩm  Âm nhạc VN/ Trung Quốc(Giới hạn VI / VII nhóm tuổi)
  5. Thể loại Romance (Nhóm các ca khúc nghệ thuật) (Giới hạn cho nhóm tuổi VI / VII)
  6. Opera tự chọn (Giới hạn cho nhóm tuổi VI / VII)
  7. Nhạc kịch (Giới hạn cho nhóm tuổi VI / VII)
  8. Nhạc Pop tự chọn (Giới hạn cho nhóm tuổi V / VI / VII)
  9. Nhạc thiếu nhi tự chọn (giới hạn ở nhóm tuổi I/II/III/IV/V)
  10. Hợp xướng (Hợp xướng thiếu nhi, hợp xướng thanh thiếu niên, hợp xướng người lớn – thời gian dự thi không quá 6 phút)
  11. Nghiệp dư (không giới hạn thể loại tác phẩm bao gồm: Nhạc cổ điển, nhạc Pop, Cover, nhạc phim…)

K. Sáng tác tác phẩm

  1. Nhóm thi tổng hợp (Sáng tác cho nhạc cụ, sáng tác lời bài hát, chuyển soạn hoặc sáng tác ca khúc)
  2. Những sáng tác của trẻ em

L. Nhóm nhạc cụ đàn Dây (Violin, Viola, Cello, Contrabass)

  1. Nhóm thi tổng hợp – không phân biệt về thể loại và tác phẩm dự thi
  2. Thể loại lãng mạn (Chopin, Schubert, Brahms, Liszt…)
  3. Thể loại Sonata tự chọn (không giới hạn tác giả, thời kỳ)
  4. Song tấu
  5. Hòa tấu thính phòng
  6. Độc tấu cùng dàn nhạc
  7. Nghiệp dư (không giới hạn thể loại tác phẩm bao gồm: Nhạc cổ điển, nhạc Pop, Cover, nhạc phim…)

VI. Tiêu chí chấm điểm

TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM

KỸ NĂNG

THUỘC LÒNG

Đánh giá khả năng trình diễn trôi chảy tác phẩm dự thi. 

KỸ NĂNG

BIỂU DIỄN

Đánh giá kỹ thuật và khả năng xử lý tác phẩm dự thi.

ĐỘ KHÓ

Tùy theo năng lực của thí sinh, phần này đánh giá các tiết mục dự thi ở những trình độ khác nhau.

NHẠC CẢM

Đánh giá sự hiểu biết về tác phẩm của từng thí sinh, khả năng cảm nhận, khả năng xử lý âm thanh, sắc thái âm nhạc của tác phẩm. 

PHONG CÁCH BIỂU DIỄN

Phong thái tự tin, có chiều sâu và sự chắc chắn của thí sinh trong phần trình diễn âm nhạc. Bao gồm cả phần chào biểu diễn bắt đầu và kết thúc của thí sinh.

VII. Giải thưởng vòng loại

NHÓM CHUYÊN NGHIỆP

Giải Nhất

Trị giá 5.000.000 vnđ

Giải Nhì

Trị giá 2.000.000 vnđ

Giải Ba

Trị giá 1.000.000 vnđ

NHÓM KHÔNG CHUYÊN

Giải Nhất

Trị giá 5.000.000 vnđ

Giải Nhì

Trị giá 2.000.000 vnđ

Giải Ba

Trị giá 1.000.000 vnđ

Lưu ý: Giải thưởng là những suất học bổng hỗ trợ thí sinh tham gia vòng chung kết tại Singapore, không có giá trị quy đổi thành tiền mặt.

HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO

Nghệ sĩ Piano NGUYỄN LỆ THUYÊN HÀ

Giám đốc Nghệ thuật của Polaris Art & Music School – Trưởng Ban Tổ Chức vòng loại THE 18TH ZHONGSIN INTERNATIONAL MUSIC COMPETITION 2024 tại Việt Nam.

Nghệ sĩ Piano Nguyễn Lệ Thuyên Hà theo học tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam từ năm 1994 dưới sự hướng dẫn của cố nghệ sĩ piano Nguyễn Hữu Tuấn (Nguyên Trưởng khoa piano), Nghệ sĩ piano Nguyễn Thu Hiền và Giáo sư Trần Thu Hà (Nguyên Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam).

Năm 2004, sau khi đỗ thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh đại học tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, cô được nhận học bổng toàn phần của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam theo học chuyên ngành piano biểu diễn tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải. Thuyên Hà tham gia nhiều hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp với tư cách là nghệ sĩ độc tấu trong những chương trình hoà nhạc và được lựa chọn để tham dự những chuỗi Master Class của những nghệ sĩ Piano nổi tiếng của Trung Quốc như: Fou’s Tsong, Hung – Kuan Chen… tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải dưới sự hướng dẫn của GS Zhao Xiao Hong (Nhà Sư phạm âm nhạc nổi tiếng Trung Quốc).

Năm 2009, Thuyên Hà tốt nghiệp xuất sắc và trở về nước với cương vị là giảng viên chính thức của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Dưới sự hướng dẫn của GS. Trần Thu Hà, năm 2012, cô hoàn thành chương trình tốt nghiệp Cao học Piano Biểu diễn tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
 
Năm 2013, Thuyên Hà là người sáng lập và đảm nhiệm vị trí Giám đốc Nghệ thuật Polaris Art & Music School (POL) – một trong những hệ thống đào tạo nghệ thuật tư nhân lớn và chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam.
 
Từ năm 2013 đến 2019, Thuyên Hà dàn dựng tổ chức chuỗi HOÀ NHẠC MÙA XUÂN tại những khán phòng, nhà hát hiện đại nhất Việt Nam với mục đích tiếp cận và phổ cập âm nhạc và nghệ thuật hàn lâm chuyên nghiệp, giúp trẻ em yêu âm nhạc, giúp người lớn hiểu thêm về nghệ thuật và sự cần thiết của nghệ thuật với thế giới trẻ thơ. Cô cũng còn là 1 trong những người tiên phong đầu tư vào lĩnh vực âm nhạc thiếu nhi. Trong năm 2016 cô cùng POLARIS đã phát hành liên tiếp 2 album thiếu nhi trên hệ thông ZING MP3 (trang nghe nhạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam) và đều được giới chuyên môn đánh giá cao:
 
💽 ALBUM TRONG KHU VƯỜN (6/2016)
💽 ALBUM THE JOY OF CHRISTMAS (Gồm các bài hát song ngữ viết về chủ đề Giáng Sinh 12/2016)
 
️Thuyên Hà là nghệ sĩ piano Việt Nam duy nhất được vinh dự nhận lời mời tham dự Hội Thảo Sư Phạm Piano Quốc Tế tại Thượng Hải tháng 10 năm 2017 do Học viện Âm nhạc Thượng Hải và Nhà xuất bản Âm nhạc Thượng Hải tổ chức. Đồng thời, cô cũng là nghệ sĩ piano Việt Nam đầu tiên được mời tham gia chuỗi hoà nhạc The Belt & Road tại Nhà hát lớn Thượng Hải tháng 11 năm 2017 với buổi biểu diễn độc tấu những tác phẩm piano Việt Nam cùng nghệ sĩ piano nổi tiếng của Thượng Hải Ying Cai.
 
Năm 2018, cô trở thành giám khảo Việt Nam đầu tiên của cuộc thi Kawai International Piano Competition tại Bangkok Thái Lan và là một trong những nghệ sĩ Việt Nam tham gia biểu diễn tại Seoul Hàn Quốc trong chuỗi giao lưu nghệ thuật của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam với các trường nghệ thuật Hàn Quốc. Cũng trong năm 2018, Thuyên Hà trở thành nghệ sĩ Việt Nam được nhận bằng khen danh dự của thị trưởng thành phố vì những đóng góp cho Festival âm nhạc quốc tế lần thứ 8 tại New York và New Jersey, Mỹ. Ngoài ra cô còn là một thành viên trong dự án âm nhạc Heal The World – dự án nghệ thuật do hiệp hội Hudson Fine Art Foundation tổ chức.
 
Từ năm 2019 – 2023, Thuyên Hà tham dự nhiều chương trình biểu diễn giao lưu nghệ thuật quốc tế tại Trung Quốc, Hàn Quốc.., là nghệ sĩ đại diện độc quyền của ba cuộc thi âm nhạc quốc tế tại Việt Nam:
 
1. HONG KONG INTERNATIONAL MUSIC FESTIVAL
2. MENDELSSOHN INTERNATIONAL PIANO COMPETITION IN ASIA PACIFIC
3. ZHONGSIN INTERNATIONAL MUSIC COMPETITION
 
Hiện cô đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc nghệ thuật của Polaris Art & Music School và công tác tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam.

Nghệ sĩ Piano ĐÀO TRỌNG TUYÊN

Trưởng khoa Piano tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam – Thành viên Ban giám khảo vòng sơ loại THE 18TH ZHONGSIN INTERNATIONAL MUSIC COMPETITION 2024
 
Nghệ sĩ Đào Trọng Tuyên sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, trong một gia đình truyền thống âm nhạc và đã học piano với các giảng viên nổi tiếng, có trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm.
 
Năm 1987, ông bắt đầu theo học piano tại Nhạc viện Hà Nội dưới sự hướng dẫn của GS-NGND Trần Thu Hà.
 
Từ năm 1998 – 2001, ông theo học hệ Thạc sĩ chuyên ngành Piano biểu diễn tại trường Đại học tổng hợp Lavai ở Quebec.
 
Từ năm 2004 – 2007, ông tiếp tục theo học hệ Tiến sĩ chuyên ngành Piano biểu diễn tại trường Đại học tổng hợp Montreal – Canada dưới sự hướng dẫn của NSND Đặng Thái Sơn.
Nghệ sĩ piano Đào Trọng Tuyên là một trong các nghệ sĩ độc tấu piano hàng đầu hiện nay. Ông đã biểu diễn cùng những dàn nhạc lớn của Việt Nam: Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội, Dàn nhạc Giao hưởng của Nhà hát Vũ Kịch Việt Nam.
 
Ông đã thu nhiều tác phẩm cho Đài truyền hình Trung ương và Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam.

Nghệ sĩ Cello BÙI HÀ MIÊN

Bùi Hà Miên sinh ra trong một gia đình âm nhạc. Cô bắt đầu học chơi cello với mẹ năm sáu tuổi. Năm 1992, cô được nhận vào học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và nhận bằng cử nhân nghệ thuật về biểu diễn cello vào năm 2007.
 
Trong thời gian học, cô đã được chọn tham gia vào nhiều dàn nhạc Thanh niên quốc tế như Dàn nhạc Thanh niên Đông Nam Á (Thái Lan); Học viện Âm nhạc Mùa hè Quốc tế Quảng Đông (Trung Quốc), Dàn nhạc Thanh niên Châu Á (Hồng Kông)… Bùi Hà Miên đã được cấp học bổng để tham dự Học viện mùa hè quốc tế tại Vienna, Áo (2017) và nghiên cứu sau đại học tại Đại học Âm nhạc và Nghệ thuật biểu diễn Vienna (2018-2019).
 
Bùi Hà Miên là thành viên của Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội, Dàn nhạc Hà Nội Strings Chamber,… Cô đã có cơ hội làm việc và cộng tác với các nhà soạn nhạc và nghệ sĩ nổi tiếng. Cô đã biểu diễn ở các thành phố lớn của Việt Nam và các nước khác như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Áo, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc …

Năm 2021, cô hợp tác với nhà soạn nhạc Hà Lan Ad Van Dongen và đã phát hành Album cá nhân đầu tiên “Romance in Hanoi”.

Năm 2023, cô ra mắt Album thứ hai “Miên- Khi cello hát”.

Là thành viên của Hội nhạc sĩ Việt Nam, Hà Miên thường xuyên tham gia biểu diễn trong các chương trình và cuộc thi nghệ thuật lớn của Hội .
 
Hiện cô đang là giảng viên bộ môn cello Khoa dây Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam , giảng viên hướng dẫn cello cho Dàn Nhạc trẻ của Học Viện cũng như tham gia giảng dậy và đào tạo học sinh cello ở các Trường Quốc tế.

Nghệ sĩ Guitar NGUYỄN VĂN PHÚC

Năm 2004, nghệ sĩ Nguyễn Văn Phúc được Chính phủ Việt Nam và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cử đi học ở Học viện âm nhạc quốc gia Nga. Năm 2009, Văn Phúc hoàn thành bằng Thạc Sĩ xuất sắc tại Học viện Âm nhạc danh giá này.
 
Năm 2016, anh hoàn thành học vị tiến sĩ tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
 
Nghệ sĩ Nguyễn Văn Phúc là một trong những nghệ sĩ độc tấu guitar hàng đầu Việt Nam với rất nhiều giải thưởng lớn từ các cuộc thi âm nhạc:
 
🎊 Giải Khuyến Khích “Cuộc thi Guitar Tài Năng Trẻ TP.HCM mở rộng lần thứ 2”, Sài Gòn, Việt Nam (1994)
🎊 Giải Nhì tại Festival Guitar toàn quốc lần thứ 1, Hà Nội, Việt Nam (2002)
🎊 Giải Tư tại “Cuộc thi Guitar Quốc tế dành cho nghệ sĩ độc tấu và hòa tấu” lần thứ 7, Belgorod, Nga (2006)
🎊 Giải Tư tại “Cuộc thi Guitar Quốc tế Tabula Rasa”, Volgograd, Nga (2007)
🎊 Giải thưởng lớn tại “Lễ hội hội ngộ các vì sao”, Moscow, Nga (2008)
Bên cạnh những giải thưởng danh giá kể trên, nghệ sĩ Nguyễn Văn Phúc còn dành nhiều năm nghiên cứu âm nhạc và đạt được nhiều thành tựu:
🎉 Năm 2019, Tác giả của Giáo trình Trung cấp chuyên ngành guitar, Học viện Âm nhạc Huế
🎉 Năm 2020, Tác giả của Giáo trình Trung cấp hệ Tài năng chuyên ngành Guitar, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
🎉 Năm 2020, thành viên trong nhóm tác giả của Chương trình đào tạo Đại học hệ tài năng nhạc cụ Châu Âu
🎉 Năm 2020, Tác giả của Chương trình đào tạo Thạc sĩ Biểu diễn Guitar, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
 
Nghệ sĩ guitar Nguyễn Văn Phúc có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biểu diễn âm nhạc cũng như giảng dạy. Anh đã tham gia biểu diễn tại rất nhiều buổi hòa nhạc ở Nga, Sri Lanka, Nhật Bản và Việt Nam.
Về sự nghiệp giảng dạy, anh đã đào tạo ra những tài năng Guitar của Việt Nam đạt giải trong các cuộc thi trong nước và quốc tế.
Hiện anh đang giảng dạy tại Học viện Âm Nhạc Quốc gia Việt Nam.
 

NGHỆ SĨ PIANO NGUYỄN THU HIỀN

Năm 1977, cô Nguyễn Thu Hiền theo học hệ sơ cấp tại Trường Âm nhạc quốc gia Việt Nam với cố GS.NGƯT Nguyễn Hữu Tuấn và GS.NGND Trần Thu Hà.
 
Đến năm 1983, cô theo học tại trường trung cấp của Viện hàn lâm Âm nhạc Nga mang tên Gnhexin (Russian Academy of music Moscow) dưới sự hướng dẫn của nghệ sĩ piano Temchenco.
 
Năm 1993, cô tốt nghiệp hệ Đại học tại Viện hàn lâm Âm nhạc Nga (Gnhexin Russian Academy of music Moscow) dưới sự hướng dẫn của GS. I.P.Petrov.
 
Từ năm 1995, cô là Giảng viên khoa Piano tại Nhạc viện Hà Nội và tốt nghiệp cao học chuyên ngành Piano dưới sự hướng dẫn của GS.NGND Trần Thu Hà.
 
Đến nay, cô đã nhận được nhiều lời mời tham gia các buổi hòa nhạc chuyên nghiệp trong nước và quốc tế, biểu diễn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia, biểu diễn tại nhiều thành phố ở Nga, Pháp, Trung Quốc….

NGHỆ SĨ FLUTE NGUYỄN LY HƯƠNG

Nguyễn Ly Hương theo học sáo Flute tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam từ năm 2000 dưới sự dẫn dắt của nghệ sĩ Flute Nguyễn Trung Thành.
 
Năm 2014, sau khi tốt nghiệp xuất sắc hệ Đại học chuyên ngành Flute, cô đã đỗ Thủ khoa đầu vào chương trình Cao học và đồng thời được nhận học bổng toàn phần của Học viện Âm nhạc Malmö, trực thuộc Đại học Lund, Thuỵ Điển, một trong những trường Đại học hàng đầu thế giới. Tại đây, cô học tập dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Anders Ljungar-Chapelon, nghệ sĩ, nhà sư phạm sáo Flute quốc tế nổi tiếng của Thuỵ Điển.
 
Năm 2017, cô tốt nghiệp hệ Cao học chuyên ngành Flute với điểm số xuất sắc và trở về làm việc tại Học viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam. Trong suốt quá trình học tập, cô đã dành được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế:
 
– Giải Nhất Cuộc thi Quốc tế cho các nghệ sĩ Flute lần thứ nhất tại Nam Ninh- Trung Quốc năm 2013.
– Giải Nhất nhóm Ngũ tấu Kèn Gỗ trong Cuộc thi âm nhạc Thính phòng toàn quốc “Mùa Thu” do Bộ Văn hoá Thể Thao & Du lịch tổ chức năm 2007.
Từ 2006 đến nay, cô đã tham gia hơn 100 buổi biểu diễn trong các chương trình giao hưởng của Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội, Dàn nhạc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch, Dàn nhạc giao hưởng Học viện Huế, các nhóm hòa tấu thính phòng, hòa tấu Kèn – Gõ…
 
Năm 2006, 2007, cô là thành viên Dàn nhạc giao hưởng trẻ Đông Nam Á (SAYOWE) biểu diễn tại Bangkok, Thái Lan; Thành viên Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội trong “Liên hoan Âm nhạc quốc tế Beethoven” tại Bonn và Berlin (CHLB Đức) năm 2009; Thành viên Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trong “Liên hoan âm nhạc các Dàn nhạc giao hưởng Châu Á” tại Tokyo và Fukushima (Nhật Bản).
 
Trong thời gian học tập ở nước ngoài, cô đã cùng Dàn nhạc Giao hưởng Học viện Âm nhạc Malmo, biểu diễn tại nhiều thành phố ở Đan Mạch, Thuỵ Điển. Nhóm hoà tấu của cô cũng đã biểu diễn tại Festival hoà tấu Utspel ở Malmo.
 
Năm 2014, cô là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất được mời biểu diễn Solist cùng dàn nhạc giao hưởng vũ kịch Hoàng gia London – Covent Garden trong chương trình hoà nhạc thường niên danh tiếng ở Việt Nam Toyota Classics 2014.
 
Hiện Ly Hương đang công tác tại Học viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam. Đồng thời cô là Nghệ sỹ Flute của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời- Sun Symphony Orchestra.

NGHỆ SĨ SAO MAI BÍCH HỒNG

Bích Hồng theo học thanh nhạc chuyên nghiệp hệ trung cấp tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam dưới sự hướng dẫn của TS. Phương Nga. Cô hoàn thành xuất sắc chương trình Thạc sĩ Thanh Nhạc biểu diễn năm 2014 dưới sự hướng dẫn của cố GS.NSND Trung Kiên.
 
Trong sự nghiệp biểu diễn chuyên nghiệp của mình, Bích Hồng đã đạt được những giải thưởng xuất sắc từ các cuộc thi như:
 
– Giải Ba cuộc thi “Tiếng hát mùa thu” do đài THHN tổ chức
– Giải Ba dòng nhạc dân gian tại cuộc thi Sao Mai 2011 và giải thí sinh được khán giả yêu thích nhất.
 
Bích Hồng đã phát hành nhiều Album và MV được đông đảo khán giả hâm mộ và đón nhận: “Mùa xuân đầu tiên”, “Gửi người tri kỷ”, “Bài ca thống nhất” song ca cùng Nsnd Thu Hiền , “Lời ca dâng người”, “Người con của dòng sông”…
 
Năm 2018, cô là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất có mặt trong buổi hoà nhạc “Vietnam, ma terre natale” tại Trung tâm văn hoá Cosmopolis, thành phố Nantes, Pháp, đưa những ca khúc đã gắn bó rất sâu đậm với mỗi người con đất Việt như: “Quê hương, Con sông tuổi thơ tôi, Cò lả, Người ở đừng về, Trống cơm” … tới công chúng và khán giả yêu âm nhạc quốc tế.
 
Bên cạnh những thành tích cá nhân, Bích Hồng hiện công tác tại khoa Thanh Nhạc – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam,cô đã đào tạo ra những nghệ sĩ trẻ tài năng đạt được nhiều giải thưởng và thành công trong sự nghiệp âm nhạc.
 
Năm 2023, Bích Hồng tiếp tục nghiên cứu luận án Tiến Sĩ tại Học viện âm nhạc dưới sự hướng của PGS.TS , Thứ Trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông

Nghệ sĩ Hồ THỊ HOÀNG HÀ

Năm 1996, Hoàng Hà được cố nhạc sĩ, Thiếu tướng Nguyễn An Thuyên – nguyên Hiệu trưởng trường VHNT Quân đội tuyển thẳng vào Trường Trung cấp Văn Hoá Nghệ Thuật Quân Đội (nay là Trường Đại Học VHNTQĐ). Tại đây, cô theo học chuyên ngành Thanh nhạc biểu diễn dưới sự hướng dẫn của NSƯT Dương Minh Đức, NSƯT Kim Phúc, NSƯT Mộ La.
 
Năm 2012, cô tốt nghiệp xuất sắc bằng Thạc Sĩ chuyên ngành Thanh Nhạc biểu diễn tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam dưới sự hướng dẫn của cố GS.NSND Nguyễn Trung Kiên.
 
Trong sự nghiệp, nghệ sĩ Hoàng Hà đã đạt nhiều thành tích nổi bật như:
– Huy chương Vàng, huy chương Bạc trong chuỗi liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp ở thành phố Đà Nẵng và được Tỉnh ủy Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng tặng Danh hiệu Nghệ sĩ xuất sắc.
– Giải Nhất cuộc thi “Hát trẻ Vàng Anh 95” vào năm 1995 (trong số 1787 thí sinh dự thi), do Công ty tìm kiếm tài năng trẻ Horipro của Nhật Bản kết hợp với Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức.
– Huy chương Bạc – đơn ca trong Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn Quốc năm 1995.
– Tham gia Liên hoan Giọng hát Vàng ASEAN 1996, Liên Hoan các trường chuyên nghiệp 1998 đạt Huy chương Vàng.
– Tham gia biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật lớn của Quân đội, Hà Nội, Trung ương, các chương trình trên sóng truyền hình Việt Nam và đi lưu diễn ở các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Lào…
 
Với kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực đào tạo Thanh nhạc chuyên nghiệp, cô đã truyền cảm hứng âm nhạc và đào tạo học trò giành nhiều giải thưởng lớn:
– Giải Huy chương Vàng liên hoan các đoàn chuyên nghiệp toàn quốc.
– Giải Nhì, Giải Ba, Khuyến khích trong các cuộc thi giọng hát hay các Tỉnh thành và “Liên hoan tiếng Hát truyền hình – Sao Mai”, …..
 
Nghệ sĩ Hoàng Hà hiện đảm nhiệm vị trí phó chủ nhiệm Khoa Thanh nhạc trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội.

Nghệ sĩ nhạc Jazz Hoàng Phú Tùng

Sau khi tốt nghiệp hệ Đại học chuyên ngành Jazz vào năm 2012, Phú Tùng tiếp tục hoàn thành bậc Thạc sĩ Biểu diễn khoa Jazz tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam vào năm 2020.

Phú Tùng từng theo học tại Học viện Âm nhạc Malmo (Thuỵ Điển) và nhận được Chứng chỉ Sư phạm và Chứng chỉ nâng cao trình độ sư phạm tại ngôi trường danh tiếng này.
 
Năm 2015 – 2016, anh là Giảng viên bộ môn gõ của Trường Quốc tế Hà Nội.
 
Từ năm 2014 cho đến nay, anh là Giảng viên bộ môn gõ Jazz tại khoa nhạc jazz của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
 
Từ năm 2009, Phú Tùng đã tham gia biểu diễn ở rất nhiều chương trình lớn nhỏ trên cả nước như những chương trình sự kiện của đại sứ quán Mỹ, Thụy Điển:
– RockStorm – Đại nhạc hội âm nhạc tổ chức tại Việt Nam với các chuỗi đêm diễn khắp cả nước từ năm 2007 đến năm 2014.
– MTV Exit – Sự kiện âm nhạc lớn của quốc tế tổ chức khắp thế giới, chủ đề đóng góp nâng cao nhận thức về tệ nạn buôn người và nô lệ thời hiện đại.
– Biểu diễn tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017, CAMA Festival – Chuỗi sự kiện biểu diễn âm nhạc quốc tế được tổ chức khắp thế giới,…
 
Năm 2023, anh là thành viên Ban giám khảo vòng sơ loại Hong Kong International Music Festival khu vực Việt Nam.

NGHỆ SĨ VŨ THỊ HƯỜNG

Nghệ sĩ Vũ Thị Hường tốt nghiệp hệ đại học chính quy chuyên ngành Tỳ bà biểu diễn khoa Âm nhạc truyền thống năm 2007 và tiếp tục hoàn thành bậc Thạc sĩ chuyên ngành Sư phạm âm nhạc vào năm 2013 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
 
Trong sự nghiệp biểu diễn âm nhạc, cô đã tham gia nhiều cuộc thi âm nhạc nổi tiếng toàn quốc và đạt được nhiều thành tựu nổi bật:
– Huy chương Vàng độc tấu Tỳ bà – Năm 1998
– Giải Ba độc tấu Tỳ bà – Nhạc cụ Truyền thống toàn quốc – Năm 2008
– Giải Ba độc tấu Tỳ bà – Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc – Năm 2020
– Huy chương Vàng hòa tấu dàn nhạc Dân tộc – Năm 2020
 
Bên cạnh những thành tựu nổi bật trên, nghệ sĩ Vũ Thị Hường còn tham gia nhiều chương trình giao lưu văn hoá trong nước và quốc tế, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC),…
 
Hiện tại, nghệ sĩ Vũ Thị Hường đang công tác tại Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội.

NGHỆ SĨ NGUYỄN NGỌC ANH

NSƯT Ngọc Anh tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Sáo Trúc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam dưới sự hướng dẫn của NSƯT Triệu Tiến Vượng – Nguyên trưởng bộ môn Sáo trúc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
 
Trong quá trình hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, anh đã đạt được những thành tích xuất sắc trong lĩnh vực biểu diễn:
  • Giải nhất Sáo Trúc cuộc thi độc tấu và hoà tấu Nhạc cụ Dân Tộc Toàn quốc năm 2008.
  • Huy chương vàng Hội diễn ca múa nhạc Toàn quốc 2009.
  • Huy chương vàng Hội diễn ca múa nhạc Toàn quốc 2010.
  • Năm 2019, anh được trao tặng danh hiệu NSƯT. 
Ngoài ra, anh đã tham gia các chương trình biểu diễn nghệ thuật quy mô lớn như: Tham gia biểu diễn các chương trình cùng Dàn nhạc Dân Tộc – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, chương trình Nghệ thuật Quốc Gia “Đàn chim Việt”- kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Nhạc sĩ Văn Cao, Sao Mai, các chương trình do Đài truyền hình Việt Nam thực hiện, và đi lưu diễn tại các nước: Anh, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Séc, Qatar, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia…
 
Hiện anh đang công tác tại Khoa Âm Nhạc Truyền Thống – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và đảm nhiệm vị trí Phó trưởng Đoàn Ca Nhạc Dân Tộc – Nhà Hát Ca Múa Nhạc Thăng Long – Hà Nội.

NGHỆ SĨ TRẦN VƯƠNG THANH

Năm 2011, Vương Thanh tốt nghiệp hệ Đại học chuyên ngành Lý luận Âm nhạc tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Sau đó Vương Thanh tiếp tục nhận bằng Thạc sĩ chuyên ngành Âm nhạc học tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam năm 2013 và nhận bằng Tiến sĩ ngành Nghệ thuật học năm 2019 tại Học viện Âm nhạc Nga Gnesins.
 
Năm 2020, Vương Thanh đạt Giải nhất Cuộc thi về Nghiên cứu khoa học tại thành phố Penza – Liên bang Nga.
 
Một số bài báo khoa học của Vương Thanh đã được công bố trong nước và quốc tế:
▪ Một số quan sát về cách thức và giai đoạn sự thâm nhập của truyền thống âm nhạc châu Âu vào âm nhạc Việt Nam. Những bài viết của các nhà Khoa học tại Học viện âm nhạc quốc gia Liên bang Nga mang tên Gnesins. Kỳ số 2.
▪ Tác phẩm rhapsody “Việt Nam” của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Đối thoại với truyền thống châu Âu. Các vấn đề thực tế của giáo dục âm nhạc bậc sau đại học. Học viện quốc gia Nga mang tên M. I. Glinka. Kỳ số 2.
 
▪Composers of Modern Vietnam: Nguyen Van Nam, Nguyen Trong Bang, Doan Nho. Proceedings of the 4th International Conference on Contemporary Education, Social Sciences and Humanities (ICCESSH 2019).
▪ Chuyến đi đong đầy cảm xúc. Tạp chí Âm nhạc Việt Nam – Hội nhạc sĩ Việt Nam.
▪ Sự du nhập của văn hoá nghệ thuật, đặc biệt là thể loại âm nhạc thính phòng, giao hưởng của Châu Âu vào Việt Nam. Các trường phái khoa học trong âm nhạc thế kỷ XXI. Hội thảo được tổ chức tại trường Học viện âm nhạc quốc gia Liên bang Nga mang tên Gnesins.
 
Nghệ sĩ Vương Thanh hiện đang công tác tại Khoa Kiến thức Nghệ thuật Cơ bản, Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội.